Cổ vật Hội quán Hà Chương

Chuông cổ được chế tạo vào thời vua Đồng Trị, nhà Thanh.

Học giả Vương Hồng Sển viết:

Tiếng rằng Chùa Ông Hược, nhưng chánh điện thờ bà Thiên Hậu. Trong chùa có một chuông lớn đề "Đồng Trị, Mậu Thìn niên" (1868). Tại chùa có bốn cây cột đá, nguyên khối, rất lớn và khéo vô song. Chạm rồng vấn cột, vẩy vi, nanh móng nổi ra, tóc râu chạm lọng tuyệt mỹ, tiếc thay, mấy năm tao loạn đã bị sứt mẻ và gãy rời mất đôi chỗ, thật là rất uổng. Khéo nhứt là hình "bát tiên quá hải" chạm đứng trên thủy ba, trên mây và trên vi rồng, nét chạm thần tình đến tưởng nét vẽ trên giấy cũng không khéo hơn. Nghe nói xưa chùa có sáu cây cột nhưng đã bị chánh phủ thời đó "mượn không trả" hết hai cây rồi! Ngoài cửa chùa, đời Đồng Trị năm Mậu Thìn (1868), Trạng nguyên Lâm Hồng Niên người Phước Châu, có gởi cúng hai câu liễn khắc vào đá, nay còn rành rành:Hà thái ánh Nam thiên, vận triều tu hòa chi khánh.Chương lưu thông trạch địa, linh khai phú hữu chí trường.[5]

Năm 28 tháng 12 năm 2001, Hội quán Hà Chương được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích Lịch sử-văn hóa cấp quốc gia, theo Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT.